Độc đáo chùa Nổi – Vĩnh Hưng

26/08/2020 02:00:0AM
Màu chữ Cỡ chữ
Cổ Sơn Tự (tên dân gian là chùa Nổi) thuộc ấp Cả Bản, xã Tuyên Bình huyện Vĩnh Hưng, nằm sát hữu ngạn Sông Vàm Cỏ Tây, cách Thị Trấn vĩnh Hưng 9km về phía đông nam, toạ lạc trên gò đất cao 3,5m, có dạng tròn với đường kính khoảng 100m.

Gò chùa Nổi là cơ sở cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ, là trận địa pháo đài phục vụ cho chiến tranh biên giới Tây Nam 1978, góp phần viết nên thành tích anh hùng của xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng trong công cuộc chống ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc của tỉnh Long An. Ngoài ra Gò Chùa Nổi còn chở che cho nhân dân quanh vùng trong những năm lũ lớn tràn về.

Vào mùa nước lũ, khắp nơi đều là nước, nhưng ngôi chùa cổ này được xây dựng trên một gò đất cao, nổi lên như một ngọn núi, chưa hề bị ngập nước nên nhân dân quanh vùng quen gọi là Gò Chùa Nổi, điều này đã thu hút sự hiếu kỳ của du khách. Ngoài ra theo dân gian quanh vùng thì tên "Chùa Nổi" còn xuất phát từ một truyền thuyết nước dâng đến đâu, chùa nổi đến đó. Gò này được dân gian xem như là một ngọn núi với những chòm cây cổ thụ uy nghiêm và ngôi chùa cổ kính. Chữ "cổ" (cổ thụ), "sơn" (núi) và "tự" (chùa) xuất hiện với ý nghĩa đó. Ngoài hai tên gọi trên, chùa còn có tên gọi là chùa Trôm bởi từ lúc lập dựng ngôi chùa đã có 3 cây trôm cổ thụ. Tuy trải qua bao lần bị tàn phá, huỷ hoại bởi chiến tranh, chùa nổi đã được kiến tạo lại hoàn toàn theo kiểu dáng truyền thống, vẩn trang nghiêm, cổ kính bên con sông Vàm Cỏ Tây hiền hoà và giữa vùng Đồng Tháp Mười mênh mông tràm lúa

Cầu dây Văng bắc qua sông

Hình ảnh chùa Nổi nhìn trực diện

Hình 3

Cây Mủ Trôm - Cây Di Sản Việt Nam

Hình 5

Hình 6

Chánh điện

Hình 8

Hình 9

Hình 10

Hình 11

Hình 12

Hình 13

Hình 14

Hình 15

Quang cảnh Chùa Nổi

CHIRON Ảnh : Nguồn VHQT
Liên kết website