Vĩnh Hưng - Xây dựng và phát triển đời sống văn hóa vùng biên giới

22/08/2024 02:38:51PM
Màu chữ Cỡ chữ
Vĩnh Hưng là huyện biên giới thuộc vùng Đồng Tháp Mười và nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Long An. Với đặc thù là vùng đất được hình thành và phát triển trong quá trình khai hoang lấp kín Đồng Tháp Mười, nơi đây đã tiếp nhận người dân từ nhiều tỉnh, thành trên cả nước đến định cư, sinh sống và mang theo nhiều nét văn hóa, phong tục tập quán, lối sống riêng…

Vĩnh Hưng là huyện biên giới thuộc vùng Đồng Tháp Mười và nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Long An. Với đặc thù là vùng đất được hình thành và phát triển trong quá trình khai hoang lấp kín Đồng Tháp Mười, nơi đây đã tiếp nhận người dân từ nhiều tỉnh, thành trên cả nước đến định cư, sinh sống và mang theo nhiều nét văn hóa, phong tục tập quán, lối sống riêng… làm phong phú, đa dạng đời sống tinh thần người dân ngày càng, góp phần tăng thêm những bản sắc văn hóa dân tộc và mang đậm sắc thái riêng của vùng quê biên giới.

Ảnh: Trung tâm văn hóa thể thao và học tập cộng đồng xã Khánh Hưng

Chính vì vậy, sau khi Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” được ban hành, huyện Vĩnh Hưng đã tập trung quán triệt, triển khai từ trong hệ thống chính trị cho đến các tầng lớp nhân dân và ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo và tổ chức thực hiện.

Kết quả, sau 10 năm thực hiện, từ một vùng biên giới xa xôi, cách trung tâm tỉnh lỵ gần 100km, xuất phát điểm với nhiều khó khăn thiếu thốn, thiết chế văn hóa cơ sở nghèo nàn, hầu như chưa có gì thì đến hôm nay, quê hương Vĩnh Hưng đã có nhiều khởi sắc, nếp sống văn minh, nghĩa tình được lan tỏa, diện mạo nông thôn mới khang trang, sạch đẹp; các khu vui chơi, giải trí lành mạnh từng bước được hình thành, góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, tinh thần của Nhân dân. Công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở nói chung và phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa nói riêng từng bước phát triển và trở thành phong trào có sức lan toả và thu hút sự tham gia của toàn xã hội, hệ thống kết cấu hạ tầng, thiết chế văn hoá được tăng cường; quy chế dân chủ được tăng cường, thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân thụ hưởng”; sự sáng tạo, quyền làm chủ của nhân dân được tôn trọng.

Huyện đã huy động các nguồn lực để nâng cấp cơ sở vật chất; xây dựng cơ chế quản lý, vận hành khai thác và sử dụng có hiệu quả các thiết chế văn hóa cơ sở trên khu vực biên giới. Tính đến 6 năm 2024, 5/5 xã biên giới đều có Trung tâm Văn hóa -Thể thao và Học tập cộng đồng, 28/28 ấp có nhà văn hóa được xây dựng kiên cố, được đầu tư các trang thiết bị như bàn ghế, hệ thống âm thanh, sân khấu, tủ sách… Cùng với đó là công viên; thiết chế thể thao: sân bóng đá mini, sân bóng chuyền, sân cầu lông,... Hệ thống trạm Truyền thanh cơ sở được đầu tư trang thiết bị cần thiết, từng bước chuyển đổi sang truyền thanh thông minh; bưu điện văn hóa xã, Internet kết nối bao phủ; cổ động trực quan sinh động như pano, khẩu hiệu, áp phích,… cơ bản phục vụ tốt hoạt động thông tin, tuyên truyền.

Ảnh: Nhà văn hóa ấp Rạch Đình xã Tuyên Bình

Phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa”; “ấp văn hóa” ngày càng nhận được sự hưởng ứng tích cực của quần chúng Nhân dân; 100% ấp thực hiện tốt quy ước, hương ước; không có bạo lực gia đình và xâm hại trẻ em… Đến nay, có 5/5 xã được công nhận xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; (trong đó có 01 xã NTM nâng cao). Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa luôn được quan tâm triển khai, nhân dân tích cực ủng hộ thực hiện, đã kêu gọi xã hội hóa, triển khai xây dựng Di tích lịch sử Khu vực Đồn Long Khốt giai đoạn 2 và Di tích lịch sử - văn hóa Gò Chùa Nổi trên khu vực biên giới nhằm quảng bá phát huy các giá trị công trình văn hóa - lịch sử trên địa bàn, góp phần gìn giữ, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục truyền thống lịch sử - văn hóa ở địa phương. Xây dựng nếp sống văn minh trong tiệc cưới hỏi, tang lễ, lễ hội; xóa bỏ được các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan.

Ảnh: Hoạt động giao lưu văn nghệ - thể thao với các xã biên giới giáp ranh Việt Nam - Campuchia

Công tác đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân; duy trì mối quan hệ đoàn kết - hữu hữu nghị, hợp tác và phát triển giữa nhân dân Việt Nam và Campuchia khu vực giáp ranh với những việc làm thiết thực, hiệu quả như: Tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ - thể dục thể thao quần chúng các xã 2 bên biên giới; chiếu phim, biểu diễn nghệ thuật; luân chuyển sách báo về các xã, các Đồn Biên phòng; phối hợp, tổ chức biểu diễn các chương trình “Xuân biên cương”, “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”; “Điểm sáng văn hóa biên giới” tổ chức tuyên truyền công tác thông tin đối ngoại; bảo vệ biển, đảo, tiến độ và kết quả phân giới cắm mốc cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân các xã biên giới. Cấp ủy, chính quyền cơ sở phối hợp với các Đồn Biên phòng xây dựng đội văn nghệ ở các xã biên giới; xây dựng, biểu diễn chương trình văn hóa, văn nghệ gắn với kỷ niệm các ngày hội, lễ lớn… góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân và cán bộ, chiến sĩ nơi biên giới.

Từ trong Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa - nông thôn mới” gắn với các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước do Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc các cấp phát động. Thông qua các hoạt động của phong trào thi đua ngày càng xuất hiện nhiều gương người tốt, việc tốt, gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, các cơ quan, đơn vị văn hóa… tích cực xây dựng và duy trì hiệu quả các mô hình “Mỗi khu dân cư 1 công trình”, “ Gắn mỗi hộ dân 01 ngọn cờ Tổ quốc”, “Đường hoa thanh niên”, “Thắp sáng đường quê”, “Tuyến đường thanh niên tự quản sáng - xanh - sạch - đẹp”; “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch góp phần vun đắp giá trị gia đình Việt Nam”, rèn luyện phẩm chất đạo đức người Phụ nữ Việt Nam “Tự tin - tự trọng - trung hậu - đảm đang”; ‘‘Xã, thị trấn lành mạnh, không có tệ nạn ma túy, mại dâm’’; ‘‘Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ Quốc’’; ‘‘Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực’’; ‘‘Nông dân sản xuất giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo’’…

Ngoài ra, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở đã phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa, nghệ thuật, tạo dựng một lối sống văn minh, lịch sự, những phong tục, tập quán tốt đẹp, vừa đậm đà bản sắc dân tộc, vừa phù hợp với trào lưu văn hóa tiến bộ của nhân loại; để phát triển con người toàn diện cả về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật.

                                            Ảnh và Bài: Trần Rem - BTG/HU

Liên kết website