Vĩnh Hưng - Công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền và giáo dục lịch sử Đảng bộ địa phương

10/10/2024 09:17:56AM
Màu chữ Cỡ chữ
Công tác chỉ đạo biên soạn, tuyên truyền và giáo dục lịch sử Đảng bộ địa phương trên địa bàn huyện Vĩnh Hưng luôn được Ban Thường vụ Huyện ủy quan tâm, xác định là nhiệm vụ cần thiết và có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống cách mạnh; đồng thời giáo dục, bồi dưỡng nâng cao tinh thần yêu nước, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Công tác chỉ đạo biên soạn, tuyên truyền và giáo dục lịch sử Đảng bộ địa phương trên địa bàn huyện Vĩnh Hưng luôn được Ban Thường vụ Huyện ủy quan tâm, xác định là nhiệm vụ cần thiết và có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống cách mạnh; đồng thời giáo dục, bồi dưỡng nâng cao tinh thần yêu nước, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Ảnh: Đồng chí Trương Văn Tiếp - Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Long An nói chuyện chuyên đề Lịch sử Đảng bộ xã Vĩnh Trị cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức xã Vĩnh Trị

Nhằm phát huy di tích lịch sử - văn hóa trong giáo dục truyền thống, lòng yêu nước, vừa thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn". Ban Thường vụ Huyện ủy đã luôn quan tâm chỉ đạo các Cấp ủy, tổ chức cơ sở Đảng trong huyện đẩy nhanh tiến độ biên soạn lịch sử Đảng bộ ngành, địa phương. Đến nay, huyện Vĩnh Hưng đã hoàn thành các công trình: Lịch sử Đảng bộ địa phương của 10/10 xã, thị trấn; Vĩnh Hưng lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng giai đoạn (1975 – 1997), Đề cương tóm tắt lịch sử huyện Vĩnh Hưng giai đoạn (1975 – 2020), Kỷ yếu Vĩnh Hưng 10 nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện (1978 – 2015), Biên niên sự kiện lịch sử Công An huyện Vĩnh Hưng giai đoạn (1978 - 2010), Lịch sử truyền thống lực lượng Vũ trang huyện Vĩnh Hưng qua các thời kỳ giai đoạn (1978 - 2023); Kỷ yếu ngành Giáo dục và Đạo tạo huyện Vĩnh Hưng giai đoạn (1978 – 2020). Chỉ đạo lập Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị hầu hết các Di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện; tích cực phối hợp các ngành, các cấp, tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương, tỉnh, huyện, xã, thị trấn và huy động xã hội hóa từ đóng góp của các tổ chức và Nhân dân; huyện đã triển khai xây dựng, chỉnh trang nhà bia, đền thờ và nâng cấp hàng nghìn mộ liệt sỹ tại nghĩa trang liệt sỹ huyện ngày một khang trang hơn; đầu tư các hạng mục công trình của một số di tích lịch sử trên địa bàn như: Công trình Đền thờ nhà bia, phòng truyền thống Tiểu Đoàn 504 Anh Hùng và Di tích lịch sử Gò Ông Lẹt, Di tích lịch sử Khu vực Đồn Long Khốt, Di tích lịch sử - văn hóa Chùa Cổ Sơn(Gò Chùa Nổi), Đền thờ Mẹ Việt Nam Anh hùng Trần Thị Viết và các bia tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ, với tổng nguồn vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng.

Các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và Nhân dân, nhất là các nhân chứng Lịch sử còn sống quan tâm sưu tầm, thu thập và cung cấp các tư liệu lịch sử, phục vụ tốt cho quá trình nghiên cứu, biên soạn. Huyện thường xuyên tổ chức các hoạt động dâng hương, dâng hoa, hoạt động “Về nguồn” tại các di tích lịch sử, bia tưởng niệm liệt sĩ nhân các ngày lễ, kỷ niệm… nhằm giáo dục lòng yêu nước, truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ hiện nay. 

Ảnh: Quang cảnh Hội thảo thông qua Lịch sử truyền thống lực lượng vũ trang huyện Vĩnh Hưng giai đoạn (1978 - 2023)

Công tác tuyên tuyên truyền, giáo dục lịch sử - văn hóa, truyền thống cách mạng được các cấp, ngành quan tâm đẩy mạnh bằng nhiều hình thức như thông qua các hội nghị, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và sinh hoạt các đoàn thể, sinh hoạt chi bộ, tọa đàm…; thông qua các hội nghị cơ quan, đơn vị; sao gửi các tài liệu tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị quan trọng của địa phương, đất nước; tuyên truyền thân thế sự nghiệp cách mạng của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam; đăng tải nội dung tuyên truyền trên Trang thông tin điện tử Huyện ủy, trang thông tin điện tử UBND huyện, các nhóm zalo, faebook,… Các trường học trên địa bàn đã đưa việc tuyên truyền lịch sử Đảng vào các chương trình sinh hoạt ngoại khóa của các em học sinh, tổ chức các buổi sinh hoạt nói chuyện chuyên đề, tổ chức du khảo, tham quan dã ngoại, các cuộc thi tìm hiểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, lịch sử địa phương, tìm hiểu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam… để giáo dục và phát huy lịch sử truyền thống cách mạng, bồi đắp tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc trong thi đua xây dựng và phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Các công trình biên soạn lịch sử Đảng bộ trên địa bàn huyện đã đảm bảo tính Đảng, tính khoa học, tính giáo dục, phản ánh trung thực các sự kiện lịch sử, trong đó nội dung về lịch sử Đảng bộ, lịch sử cách mạng được chú trọng. Với những kết quả trên đã tạo ra những cơ sở, những điều kiện thuận lợi đối với công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử truyền thống giai đoạn tiếp theo, đồng thời phục vụ tốt công tác tuyên truyền, giáo dục và phát huy lịch sử truyền thống cách mạng, bồi đắp tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc trong thi đua xây dựng và phát triển quê hương Vĩnh Hưng ngày càng giàu đẹp./.

                                           Trần Rem - BTG/HU Vĩnh Hưng

Liên kết website